Những người yêu ẩm thực ở Hà Nội và TP.HCM từ lâu không còn xa lạ với cái tên “Fresh Garden” - hệ thống hơn 50 cửa hàng bánh, nổi bật với tông xanh lá chủ đạo trên khắp những con phố. Với “tín đồ” của bánh ngọt, mặn, bánh kem thì Fresh Garden tựa một “thế giới thu nhỏ” các loại bánh, có thể chiều lòng bất kì thực khách.
Trải qua một thập kỷ phát triển, Fresh Garden không chỉ ghi dấu bởi chất lượng, mà còn vì sự tinh tế trong từng hương vị, đa dạng bánh Âu, Á.
Bánh kem tươi ngọt ngào
“Bánh kem Fresh Garden được tạo nên nguyên liệu tươi ngon, đến từ các thương hiệu như: Vivo, Anchor… Bên cạnh đó, bánh kem ở đây không sử dụng phẩm màu”, đại diện Fresh Garden chia sẻ. Dòng sản phẩm này có nhiều mẫu trang trí: từ tinh tế nhẹ nhàng tới ngộ nghĩnh, đáng yêu, mang đậm chất châu Âu.
Cùng vẻ ngoài đẹp mắt, bánh còn mang hương vị ngọt ngào. Điểm nổi bật nằm ở độ mềm ẩm, thanh nhẹ của cốt bánh; vị mát, ngọt dịu, ít ngấy của kem tươi ngậy thơm. Các mẫu bánh kem Fresh Garden có giá dao động từ 200 nghìn đồng cho một chiếc cỡ vừa.
![]() |
Bánh mì nướng giòn rụm lạ miệng
Theo đại diện Fresh Garden, “Dòng bánh này sinh ra như để chiều lòng những vị khách thích thú với trải nghiệm mới lạ và mong muốn khám phá các tầng hương tuyệt vời của vị giác. Sản phẩm được nướng tới 2 lần nên đặc biệt giòn thơm, gấp đôi độ giòn và thời gian giòn so với bánh mì nướng thông thường”.
Bánh được đóng gói nhỏ gọn, thích hợp cho ăn sáng, ăn nhẹ. Chiếc bánh giòn tan này sẽ gây ấn tượng với sự hài hòa của bơ và tỏi thơm nồng, hay caramel ngọt ngào đậm vị. Sản phẩm có giá bán 29 nghìn đồng/túi.
![]() |
Bánh mì tươi thơm ngon, tiện lợi
Bánh mì tươi là những chiếc bánh được Fresh Garden chế biến, nên sử dụng ngay trong ngày, hoặc bảo quản chỉ 2 ngày để luôn đảm bảo độ tươi mới, thơm ngon. Những chiếc bánh đủ vị mặn - ngọt, thơm ngậy phomai, bánh nhân vani, kem sữa ngọt dịu, kẹp thịt hun khói… là sự lựa chọn tiện lợi, nhanh gọn và hợp lý về giá thành cho các bữa ăn trong ngày, đáp ứng khẩu vị nhiều đối tượng. Sản phẩm có giá bán từ 15 nghìn đồng/chiếc.
![]() |
Bánh gato xốp mềm
“Trầm lắng” hơn chiếc bánh kem lộng lẫy, ít vội vã hơn bánh mì tươi nhưng đầy lưu luyến và ngọt ngào chính là dòng bánh gato. Sản phẩm có chủ đạo là cốt bông lan ẩm mềm, điểm lớp kem ngậy béo vừa đủ này đã chiếm được cảm tình của nhiều thực khách. Đó là sức hút mạnh mẽ của chiếc bánh chiffon mềm xốp mang hương vị thanh tao. Hay cũng có thể là chiếc bánh cuộn Nhật với lớp vỏ bánh nâu mỏng đặc biệt, nhân kem tươi từ sữa bò vùng Hokkaido, bạt bánh mềm nhẹ như bông tan ngay trong miệng.
![]() |
Bánh mousse thanh mát
Nếu đã đem lòng yêu những chiếc bánh “tan chảy nơi đầu lưỡi” thì không thể bỏ qua dòng bánh mousse thanh mát, ngọt vừa đủ từ Fresh Garden. Đây là loại bánh nhiều kem, ít bánh được Fresh Garden chế biến cầu kì để giữ được hương vị tự nhiên của hoa quả mà vẫn hòa quyện tinh tế cùng kem tươi, kem cheese.
Những chiếc bánh mousse trà xanh, xoài, chanh leo vừa dịu ngọt, lại vừa mềm mịn, ngậy ngon… mang đến cảm giác mới mẻ đầy hấp dẫn. Theo đại diện Fresh Garden, đây là dòng bánh được các bạn nhỏ và chị em yêu thích.
Không chỉ dừng lại ở những dòng bánh đình đám, trong năm 2021 này, bên phát triển những dòng sản phẩm được ưa chuộng, Fresh Garden sẽ tiếp tục tạo nên nhiều hương vị mới thơm ngon, đồng hành cùng khách hàng trong nhiều chương trình tri ân, ưu đãi.
Fresh Garden - Hệ thống bánh tươi mỗi ngày - Hệ thống cửa hàng: bom.to/TPoPMa - Website: www.freshgarden.vn - Hotline đặt hàng: 024 3856 3856 (miền Bắc), 028 3950 0856 (miền Nam) - Facebook: Fresh Garden - Bánh và Cà phê |
Thu Loan
" alt=""/>5 hương vị bánh ngon khó cưỡng ở Fresh GardenĐồng thời, nó cũng phơi bày mặt xấu của các vị phụ huynh lắm tiền - những nhà tài trợ chính cho trường.
![]() |
Trường cấp 3 tư nhân Dalton School quy tụ những cậu ấm cô chiêu ở khu vực Manhattan (New York). |
Dễ dàng đặt chân vào đại học top đầu
Khi Jim Best, hiệu trưởng của Dalton School, thông báo rằng trường sẽ không tổ chức các lớp học trực tiếp vào mùa thu năm ngoái vì tình hình dịch bệnh, các cha mẹ không khỏi thất vọng, lo sợ con cái mình tụt lại phía sau.
Điều đáng nói, nhiều trường tư dành cho con cái tầng lớp thượng lưu ở Manhattan vẫn mở cửa trong thời gian đó.
Đến đầu tháng 10, những email thể hiện sự bức xúc bắt đầu được gửi đến hiệu trưởng. Một nhóm gồm 20 bác sĩ có con em học tại trường viết rằng họ "thất vọng và mong nhà trường suy nghĩ lại về mô hình học trực tuyến đang áp dụng".
"Vui lòng cho chúng tôi biết các điều kiện để lũ trẻ được quay lại lớp. Theo hiểu biết của chúng tôi, một số trường tư khác vẫn hoạt động như bình thường", bức thư viết.
Sau đó không lâu, hơn 70 phụ huynh khác ký đơn xin mở lại trường. "Lũ trẻ nhà tôi rất buồn, bối rối và cảm thấy cô đơn" là lý do nhóm cha mẹ đưa ra.
![]() |
Đông học sinh trường tư đặt chân vào các đại học top đầu của Mỹ mỗi năm là điều không hiếm gặp. Tranh minh họa: WSJ. |
Sau khi tốt nghiệp, hiếm có trường hợp nào học sinh trong trường lại không đặt chân vào các đại học top đầu của Mỹ. Theo thống kê, số học sinh theo học tại trường tư chỉ chiếm 2% lượng học sinh ở xứ cờ hoa.
Nhưng có đến 24% số học sinh ghi danh vào Đại học Yale là học sinh trường tư. Tại Đại học Princeton, tỷ lệ là 25%. Tại Đại học Brown, tỷ lệ còn cao hơn: 29%. Tất cả đều là những ngôi trường thuộc hàng danh tiếng nhất thế giới.
Trong 5 năm qua, 1/3 học sinh tốt nghiệp ở Dalton School đặt chân vào các trường thuộc khối Ivy League.
Tiền đi đôi với quyền
"Tuy nhiên, những ngôi trường tư này vô tình truyền đi các giá trị của giai cấp thống trị, khi con cái nhà giàu được tạo điều kiện hết mức nhờ các khoản hỗ trợ tài chính hào phóng của cha mẹ", Caitlin đánh giá.
"Nhưng điều khiến những trường này thực sự trở nên lố bịch là sự khẳng định rằng họ là động cơ công bằng và thậm chí là 'tính toàn diện'. Một ngôi trường với học phí 50.000 USD/năm cũng chỉ là món đồ tiêu dùng đắt tiền đối với những người giàu có", Caitlin nói thêm.
Từng có kinh nghiệm giảng dạy tại trường tư dành cho tầng lớp ưu tú, Caitlin cho hay mình từng vướng vào rắc rối với phụ huynh. Một lần, một học sinh bị cô cho điểm A-. Ngay sau đó, mẹ của học sinh này đến trường và làm gay gắt mọi chuyện.
"Tôi giải thích rằng điểm này sẽ không làm hạ điểm trung bình của cậu bé, nhưng người mẹ không quan tâm", cô kể lại.
![]() |
Trường tư đắt đỏ là nơi các bậc cha mẹ giàu có chi ra những khoản tiền hỗ trợ hào phóng. Ảnh: Gossip Girl. |
Năm học sau, câu chuyện lặp lại y hệt với cùng lý do tương tự. "Tôi biết tôi đã chấm điểm công bằng. Nhưng điều đó khiến các vị phụ huynh giàu có không vui".
Khi nói chuyện với các giáo viên trường tư thục ngày nay, bản thân cô không còn cảm thấy được ủng hộ. Ban giám hiệu làm nhiệm vụ xoa dịu phụ huynh nhưng hiếm khi hướng dẫn giáo viên về cách đối phó trong các tình huống khó xử.
"Không ai ở trường thông báo cho tôi biết rằng những phụ huynh này là nguồn tài trợ chính", Caitlin nói.
Coi giáo viên như nhân viên
Michael Thompson, tác giả cuốn sách Understanding Independent School Parents (Tạm dịch: Hiểu về phụ huynh của những học sinh trường tư), từng đề cập rằng các bậc cha mẹ có địa vị, quyền lực thường nói chuyện với thầy cô của con mình như cách họ giao tiếp với nhân viên cấp dưới.
"Mối quan hệ giữa phụ huynh trường tư và giáo viên dạy con cái họ ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Các nhà quản lý và giáo viên đang dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào nhu cầu, mối quan tâm của phụ huynh", Thompson viết trong phần giới thiệu.
15 năm sau, Thompson cho rằng vấn đề đang càng trở nên tồi tệ hơn.
![]() |
Vào thời điểm con cái học cuối cấp, cha mẹ giàu có muốn giáo viên, huấn luyện viên và cố vấn học tập hoàn toàn tập trung vào việc giúp họ tạo ra một bảng điểm mà Đại học Harvard không thể từ chối. Ảnh: The Atlantic. |
"Vào thời điểm con cái học cuối cấp, cha mẹ giàu có muốn giáo viên, huấn luyện viên và cố vấn học tập hoàn toàn tập trung vào việc giúp họ tạo ra một bảng điểm mà Đại học Harvard không thể từ chối. Họ vốn được vây quanh bởi các nhân viên, những người họ giao việc mỗi ngày. Trong mắt họ, giáo viên là nhân viên dù không làm việc cho họ", Rober Evans, một nhà tâm lý học khác, bày tỏ.
"Nhiều người trong số các phụ huynh không thể buông bỏ nỗi sợ hãi rằng con cái họ sẽ bị bỏ lại phía sau", Evans nói.
Mặt khác, theo nhà tâm lý học này, các bậc cha mẹ giàu có làm mọi cách để con cái luôn thuộc top dẫn đầu còn vì bối cảnh xã hội, nền kinh tế nhiều biến động và lo sợ con họ sẽ phải chịu nhiều khó khăn hơn. Nỗi lo hưởng nền giáo dục tốt nhất vẫn không thể đảm bảo sự nghiệp rộng mở hiện hữu.
“Đây là một hệ thống siết chặt người nghèo, đào thải tầng lớp trung lưu và biến những đứa trẻ giàu có trở thành lớp thanh thiếu niên kiệt sức, lo lắng và căng thẳng tột độ, những người tin rằng tương lai của họ phụ thuộc vào việc lọt vào nhóm rất nhỏ được các trường đại học top đầu chấp thuận", Daniel Markovits, giáo sư tại trường Luật Yale, đánh giá.
Theo Zing
Ở tuổi 14, bạn bè và gia đình Nikhil Kamath có thể đưa ra hàng tỷ lý do để chỉ ra rằng việc bỏ dở con đường học tập của anh là sai lầm.
" alt=""/>Mặt tối những ngôi trường sang chảnh cho con nhà giàu"Em không tin vào mắt mình vì đã nghĩ trượt", Linh, 18 tuổi, nhớ lại. "Em thấy may mắn".
Trên website, Đại học Sydney cho biết học phí một năm với sinh viên quốc tế khoảng 52.000 AUD, tương đương 870 triệu đồng. Linh tính toán tiền ăn ở tốn khoảng một tỷ đồng cho ba năm học. Bố mẹ đã dốc khoản tiền tiết kiệm để dưỡng già cho em đi học.
"Em sẽ cố gắng chắt chiu và đi làm thêm sau khi ổn định việc học tập", nữ sinh cho hay.